logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 30 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Loạt bài: Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam? - Bài 1: “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020” (24/12/2019)

Loạt bài: Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam? - Bài 1: “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020” (24/12/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2019

Chúng ta đang bước vào những ngày cuối cùng của năm 2019, chứng kiến rất nhiều kết quả đạt được khá ấn tượng, trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm đạt trên 6,8% - thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và trên thế giới. Có được điều đó, phải kể đến nỗ lực trong việc không ngừng đầu tư, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng quan trọng, thiết yếu, trong đó có điện. Về cơ bản, điện đã được đảm bảo cho phát triển kinh tế và đời sống, với mức tăng trưởng điện đạt 8,93% so với năm 2018. Thế nhưng, nhìn lại năm 2019, có thể nói, “điện” vẫn là từ “nóng” nhất, được gọi tên nhiều nhất - từ nghị trường Quốc hội cho đến mỗi người dân. Khí hậu bất thường, nắng mưa, khô hạn - nhà nhà bàn về điện. Cao điểm mùa khô, cháy rừng ở miền Trung nhưng người người canh cánh nỗi lo mất điện miền Bắc. Năm 2019 có lẽ cũng là năm cho kết quả ghi nhận sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực điện năng. Bằng chứng là trong suốt quá trình phát triển 65 năm, ngành điện mới có 147 nhà máy - tính công suất nguồn từ 30 MW trở lên được hòa lưới, đi vào vận hành. Nhưng chỉ trong 3 tháng (4,5,6) của năm 2019, đã có gần 90 nhà máy điện mới được đóng điện an toàn, hòa vào hệ thống điện quốc gia (cho dù công suất và tính năng của mỗi nguồn điện có khác nhau). Đây thực sự là một kỷ lục trong lịch sử của ngành Điện Việt Nam. Cũng có lẽ, chưa bao giờ đằng sau một chữ “điện” thôi nhưng lại xuất hiện nhiều những cụm từ đáng phải quan tâm đến thế. Từ những cảnh báo về “nguy cơ” thiếu điện do “vỡ” Quy hoạch đến đề xuất tăng “nhập khẩu” điện; Từ sự “tắc nghẽn cục bộ” của đường dây tải điện ở một vài địa phương đến đề xuất “xã hội hóa” hệ thống truyền tải điện… Đề xuất ấy, mong muốn thôi thúc ấy - có lẽ là bởi những cảnh báo về việc “thiếu điện” không còn là nguy cơ nữa, mà nó có thể bắt đầu ngay trong năm tới đây - năm mà chúng ta tăng tốc phát triển để hoàn thành, về đích các mục tiêu của giai đoạn 5 năm (2016-2020) và 10 năm (2011-2020); Và thiếu điện sẽ ngày càng trầm trọng hơn từ năm 2021 - khi bước vào giai đoạn phát triển mới (2021-2030). Cụ thể thì “điện” sẽ thế nào trong năm 2020? Nhập khẩu điện dễ hay khó? Xã hội hóa lưới điện ra sao? Và điều quan trọng là làm gì để có điện? Tiếp theo loạt bài “Làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia không bị phá vỡ?” phát sóng mới đây, từ hôm nay (24/12) Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục phát sóng loạt bài phân tích “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” của phóng viên Nguyên Long. Bài đầu tiên có tựa đề “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020”.

THỜI SỰ 18H CHIỀU 12/7/2023: Thanh tra Bộ Công Thương kết luận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chậm đầu tư nguồn, lưới điện và điều độ hệ thống mất cân đối dẫn tới tình trạng thiếu điện mùa khô năm nay

THỜI SỰ 18H CHIỀU 12/7/2023: Thanh tra Bộ Công Thương kết luận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chậm đầu tư nguồn, lưới điện và điều độ hệ thống mất cân đối dẫn tới tình trạng thiếu điện mùa khô năm nay

Ngày phát hành 18:48 | 12/7/2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về chuyển đổi số quốc gia
- Đón thành công tàu chở lô hàng khí hoá lỏng thiên nhiên đầu tiên về nước ta tại cảng Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây được xem là bước tiến quan trọng của ngành năng lượng trong việc đảm bảo nguồn cung cấp khí sạch cho các ngành công nghiệp và an ninh năng lượng tại Việt Nam
- Thanh tra Bộ Công Thương kết luận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chậm đầu tư nguồn, lưới điện và điều độ hệ thống mất cân đối dẫn tới tình trạng thiếu điện mùa khô năm nay
- Thanh Hóa đang là địa phương thiếu giáo viên nhất cả nước. Nếu so với định biên của Bộ Giáo dục Đào tạo, tỉnh này thiếu hơn 10 nghìn giáo viên
- Châu Âu tiếp tục đối mặt với mùa hè nắng nóng gay gắt. Nhiều chuyên gia lo ngại về sức khỏe và sinh kế của người dân khi nền nhiệt từng bước phá vỡ những kỷ lục cũ
- Hóa đơn bồi thường thiệt hại do các vụ bạo loạn gần đây tại Pháp lên tới hơn 700 triệu đôla Mỹ

Thời sự sáng ngày 2/8/2015: Nguy cơ thiếu điện khi một số nhà máy nhiệt điện chỉ còn than dự trữ dùng trong 4-20 ngày tới.

Thời sự sáng ngày 2/8/2015: Nguy cơ thiếu điện khi một số nhà máy nhiệt điện chỉ còn than dự trữ dùng trong 4-20 ngày tới.

Ngày phát hành 0:0 | 2/8/2015

- Mưa lớn kéo dài gây ngập úng và thiệt hại nghiêm trọng tại một số tỉnh ở miền Bắc.
- Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cảnh báo, mưa lớn còn kéo dài đến hết ngày 4/8, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình.
- Nguy cơ thiếu điện khi một số nhà máy nhiệt điện chỉ còn than dự trữ dùng trong 4-20 ngày tới.
- Dù không đạt được thỏa thuận cuối cùng, song vòng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) lần này đã ghi nhận những bước tiến đáng kể.
- Sáng nay, tại Malaysia, khai mạc Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN thường niên lần thứ 48 và các Hội nghị liên quan, khai mạc vào ngày 4/8 tới.
- Bình luận: Không ai có quyền bất tuân luật pháp.

Nắng nóng cực đoan, nhiều nước châu Á chật vật vì thiếu điện (9/6/2023)

Nắng nóng cực đoan, nhiều nước châu Á chật vật vì thiếu điện (9/6/2023)

Ngày phát hành 17:5 | 9/6/2023

Nhiều quốc gia châu Á như Băng-la-đét (Bangladesh), Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc…đang phải đối mặt thách thức lớn do ảnh hưởng của tình trạng nắng nóng cực đoan, kéo theo nguồn cung ứng điện năng không được đảm bảo. Chủ động cắt điện luân phiên hay giới hạn cung ứng điện cho sản xuất nằm trong số các giải pháp trước mắt mà nhiều nước đang áp dụng để ứng phó với thực trạng khan hiếm điện như hiện nay.

Lượng điện tiết kiệm được trong lúc thiếu điện càng nhiều ý nghĩa (14/06/2023)

Lượng điện tiết kiệm được trong lúc thiếu điện càng nhiều ý nghĩa (14/06/2023)

Ngày phát hành 9:9 | 14/6/2023

Nắng nóng gay gắt, thời tiết khắc nghiệt, hiện tượng El nino kéo dài khiến mực nước ở nhiều hồ thuỷ điện xuống thấp không thể phát điện, gây thiếu điện ở miền Bắc. Một trong các giải pháp hữu hiệu được đưa ra nhằm giảm áp lực thiếu điện, phải cắt điện luân phiên chính là tiết giảm bớt các thiết bị điện và triệt để tiết kiệm điện, nhất là trong các thời gian cao điểm nắng nóng. Lượng điện tiết kiệm được trong lúc thiếu điện càng nhiều ý nghĩa.

Thiếu điện: Tiết giảm và tiết kiệm (8/6/2023)

Thiếu điện: Tiết giảm và tiết kiệm (8/6/2023)

Ngày phát hành 6:59 | 8/6/2023

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện ở miền Bắc tăng cao, trong khi hầu hết các hồ thuỷ điện lớn ở miền Bắc đã về mực nước chết, sản lượng điện sản xuất được từ các nhà máy thuỷ điện rất hạn chế. Cùng lúc, nhiều nhà máy nhiệt điện than do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, các tổ máy hoạt động tối đa công suất trong thời gian dài dẫn đến những sự cố về thiết bị cũng làm suy giảm đáng kể lượng điện huy động. Thiếu điện dẫn đến việc buộc phải cắt điện. Ngành điện kêu gọi tăng cường sử dụng điện tiết kiệm. Song, muốn tiết kiệm điện, sử dụng điện hiệu quả thì việc cắt điện cũng cần có sự tính toán khoa học. Bình luận “Thiếu điện: tiết giảm và tiết kiệm” của BTV Nguyên Long đề cập vấn đề này:

THỜI SỰ 21H30 ĐÊM 05/9/2022: Bộ Công Thương cảnh báo nguy cơ thiếu điện tại miền Bắc, cần tăng nhập khẩu điện từ Lào.

THỜI SỰ 21H30 ĐÊM 05/9/2022: Bộ Công Thương cảnh báo nguy cơ thiếu điện tại miền Bắc, cần tăng nhập khẩu điện từ Lào.

Ngày phát hành 18:13 | 5/9/2022

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry và tiếp Tổng Giám đốc toàn cầu Ngân hàng Standard Chartered (Vương quốc Anh).
- Chính phủ ký quyết định điều chỉnh, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương (đợt 3).
- Nga đổ lỗi các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 dừng hoạt động.
- Đến tối nay, đã có hơn 20 người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương trong trận động đất xảy ra trưa nay tại tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Nam Trung Quốc.

Thiếu than, lo thiếu điện - nguyên nhân do đâu? (3/12/2018)

Thiếu than, lo thiếu điện - nguyên nhân do đâu? (3/12/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 3/12/2018

- Thiếu than, lo thiếu điện - nguyên nhân do đâu?
- Đầu tư đường sắt tốc độ cao và câu chuyện giải bài toán vốn.

Thiếu điện ở nhiều quốc gia châu Á: tác động trước mắt và lâu dài? (4/7/2022)

Thiếu điện ở nhiều quốc gia châu Á: tác động trước mắt và lâu dài? (4/7/2022)

Ngày phát hành 21:53 | 3/7/2022

Thiếu điện trong cái nắng nóng kỷ lục của mùa hè là thực trạng nhiều nước châu Á phải đối mặt. Hàng loạt yếu tố thách thức đổ dồn cùng một lúc khiến tình trạng thiếu điện vốn xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây, bỗng dưng trở nên trầm trọng hơn. Cuộc khủng hoảng điện ở châu Á sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sự phát triển kinh tế vốn chưa thể mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, mà còn có thể gây tác động xa hơn, đặc biệt là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bàn câu chuyện này với các PV thường trú Đài TNVN tại một số khu vực là nội dung của “10p Sự kiện luận bàn”.

Loạt bài “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” - Phần 3: "Xã hội hóa lưới truyền tải điện: Những nút thắt cơ bản cần tháo gỡ" (26/12/2019)

Loạt bài “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” - Phần 3:

Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2019

Trong 2 phần đầu của loạt bài “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” được phát sóng trong các chương trình Thời sự Đồng hành trước chúng tôi đã đề cập việc “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020”, khả năng thiếu hụt nguồn điện lớn - lên tới hơn 7 tỷ kWh vào năm 2021 và thiếu hụt khoảng 12 tỷ kWh vào năm 2022 - khi nhiều dự án phát triển nguồn điện trong Quy hoạch Điện 7 điều chỉnh vẫn đang chậm tiến độ và được dự báo tiếp tục chậm, thậm chí khó có thể hoàn thành theo mục tiêu đề ra. Trong khi nguồn điện nhập khẩu không được nhiều, và muốn tăng nhập khẩu cũng cần phải có lưới để truyền tải, nghĩa là phải đầu tư lưới điện liên kết với các quốc gia lân cận thì mới có thể nhập khẩu được. Trong bối cảnh đó, hàng loạt dự án phát triển nguồn điện mặt trời ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trong tháng 6/2019 để kịp hưởng chính sách giá mua ưu đãi của Nhà nước là 9,35 cent/kWh. Thế nhưng, hệ thống lưới truyền tải điện ở đây lại không được thiết kế song hành, bổ sung kịp thời để đáp ứng sự gia tăng của nguồn - đã dẫn đến tình trạng quá tải, có điện từ nơi cung mà không đến được với nơi cần. Câu chuyện về một doanh nghiệp tư nhân khẳng định có đủ năng lực để xây đường dây truyền tải điện siêu cao áp 500kV - với công suất truyền tải lên tới 2.000MW và sẵn sàng “tặng” cho Nhà nước - đã được báo chí thông tin thời gian gần đây, như mở đầu cho những gợi ý, đề xuất “xã hội hóa” lưới truyền tải điện ở Việt Nam. Đây cũng là nội dung được phóng viên Nguyên Long đề cập trong phần 3 của loạt bài “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” với tựa đề: “Xã hội hóa” lưới truyền tải điện: Những nút thắt cơ bản cần tháo gỡ”.

Bộ Công Thương thông tin về tình hình thiếu điện, khả năng cung ứng điện và kế hoạch triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới. (7/6/2023)

Bộ Công Thương thông tin về tình hình thiếu điện, khả năng cung ứng điện và kế hoạch triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới. (7/6/2023)

Ngày phát hành 21:13 | 7/6/2023

Chiều nay (07/06) Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp thông tin tới báo chí về tình hình thiếu điện thời gian qua, khả năng cung cấp điện trong thời gian tới cũng như việc triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới.

Thiếu điện nhỡn tiền – đừng chỉ lo xa (12/6/2019)

Thiếu điện nhỡn tiền – đừng chỉ lo xa (12/6/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2019

Bộ Công Thương vừa công bố Báo cáo tình hình thực hiện các dự án điện trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong đó đáng lưu ý là rất nhiều dự án nguồn điện lớn bị chậm tiến độ. Đã có tới trên 17.000MW công suất bị thiếu hụt trong các năm từ 2018-2022, dẫn đến hệ thống điện quốc gia đang phải vận hành trong tình trạng hầu như không còn dự phòng. Con số này cảnh báo việc thiếu hụt nguồn cung ứng điện đang đến rất gần. Bình luận của Biên tập viên Nguyên Long.

Mỹ: Phát triển điện năng lượng mặt trời trước nguy cơ thiếu điện (10/6/2022)

Mỹ: Phát triển điện năng lượng mặt trời trước nguy cơ thiếu điện (10/6/2022)

Ngày phát hành 9:31 | 10/6/2022

Quy hoạch đô thị bị băm nát: Phải làm rõ trách nhiệm và xử lý những cá nhân sai phạm.
- Xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
- Đối thoại Shangri La 2022: Quản lý cạnh tranh địa chính trị trong một khu vực đa cực.
- Khơi thông vốn cho bất động sản cần minh bạch thị trường và uy tín, năng lực của chủ đầu tư.
- Mỹ tăng cường phát triển điện năng lượng mặt trời trước nguy cơ thiếu điện.

Quy hoạch Điện 8 được ban hành: Giải tỏa nỗi lo thiếu điện trong dài hạn. (18/5/2023)

Quy hoạch Điện 8 được ban hành: Giải tỏa nỗi lo thiếu điện trong dài hạn. (18/5/2023)

Ngày phát hành 9:38 | 18/5/2023

Sau gần 4 năm từ lúc khởi thảo xây dựng, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ( gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) với mục tiêu chuyển đổi năng lượng, phát triển hệ sinh thái năng lượng tái tạo và xuất nhập khẩu điện vừa được Thủ tướng chính phủ ký phê duyệt ngày 15/5 vừa qua.
Việc ban hành Quy hoạch điện trong bối cảnh áp lực cung cấp điện được dự báo hết sức căng thẳng do hạn hán, thủy điện thiếu nước, nhiều nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện (như than, khí) đang phải phụ thuộc nhập khẩu, nguy cơ thiếu khoảng 5.000 MW công suất nguồn điện của miền Bắc ngay trong cao điểm mùa hè này; Thậm chí khả năng thiếu hụt còn cao hơn nếu nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống tăng cao đột biến, hoặc xảy ra sự cố đối với các nguồn điện, lưới điện truyền tải… Quy hoạch Điện VIII - được đón nhận với kỳ vọng sẽ giải tỏa nỗi lo thiếu điện trong cả trước mắt và dài hạn. Vấn đề là làm sao để sớm hiện thực hóa các nội dung của quy hoạch!

THỜI SỰ 6H SÁNG 29/7/2023: Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục kiến nghị điều chỉnh giá điện đợt 2 để đảm bảo cân đối dòng tiền, không để xảy ra thiếu điện

THỜI SỰ 6H SÁNG 29/7/2023: Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục kiến nghị điều chỉnh giá điện đợt 2 để đảm bảo cân đối dòng tiền, không để xảy ra thiếu điện

Ngày phát hành 5:18 | 29/7/2023

Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị bỏ căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm để giao đất, cho thuê đất
- Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao môi trường đầu tư của tỉnh Long An, đồng thời kỳ vọng địa phương sẽ là điểm đến của doanh nghiệp Nhật trong tương lai
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục kiến nghị điều chỉnh giá điện đợt 2 để đảm bảo cân đối dòng tiền, không để xảy ra thiếu điện
- Gần 600 doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương chưa thể hoạt động trở lại do còn vướng các qui định về phòng cháy, chữa cháy
- Các cơ quan công quyền trên khắp nước Mỹ đang phải đối mặt với một cuộc đua tăng lương để tìm người lấp đầy những chỗ làm bị bỏ trống ngày càng nhiều sau đại dịch COVID-19
- Trung Quốc thử nghiệm thành công máy dò sự sống bằng ra-đa băng thông siêu rộng.

12

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: